Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Đặt câu hỏi cho những thông tin không rõ ràng

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "100 bài tập can thiệp hành vi của Catherine Maurice"

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Các bước dạy trẻ 

Ngồi trên ghế ngang hàng với trẻ. Yêu cầu trẻ chú ý và nói với trẻ một câu không rõ ràng, (ví dụ: “Hôm qua mẹ đã đến một nơi”). Gợi ý cho trẻ đặt câu hỏi liên quan đến thông tin đó (ví dụ: “Mẹ đi đâu vậy?”). Khen thưởng lại cách thực hiện của trẻ đồng thời trả lời câu hỏi đó (ví dụ: “Mẹ đến cơ quan”), càng về sau càng giảm gợi ý cho trẻ, cuối cùng chỉ khen thưởng trẻ làm đúng mà không cần gợi ý.

  • Điều kiện trước tiên: Trẻ biết trao đổi thông tin, trả lời các câu hỏi về một chủ đề, các câu hỏi về thời gian, nguyên nhân và nơi chốn sử dụng các thì của động từ.
  • Gợi ý cách dạy: Làm mẫu câu hỏi cho trẻ ngay sau khi bạn đưa ra thông tin, đồng thời giảm dần thời gian gợi ý bằng cách kéo dài thêm 2 giây thời gian cho yêu cầu tiếp theo.

  • Từ khóa: đồ chơi mới, cửa hàng, gặp, khám bệnh, cơ quan, đi đâu, gặp ai, bị làm sao, khi nào ...
  • Gợi ý bổ trợ: Khi dạy, nên bắt đầu với những câu hỏi liên quan đến hoạt động của trẻ (ví dụ: “Mẹ đang làm một thứ”, “Mẹ đang vẽ một thứ” hoặc “Mẹ đang có một thứ”). Bạn nên nói những câu sao cho trẻ dễ đặt câu hỏi (ví dụ như khi bạn nói: “Mẹ đến câu lạc bộ” thì trẻ sẽ khó đặt câu hỏi. Nhưng nếu bạn nói: “Mẹ nhìn thấy một thứ trong ngăn bàn”, có thể trẻ sẽ hỏi ngay: “Mẹ tìm thấy cái gì trong ngăn bàn?”. Đồng thời, nên nói các câu đó trong ngữ cảnh tự nhiên (ví dụ, trước khi đi ra ngoài, hãy nói: “Chúng ta sẽ đến một nơi”, sau đó dừng lại và gợi ý trẻ đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ đi đâu?”).

Giải thích cách đánh giá khả năng tiếp thu của trẻ: Đánh dấu “+” vào ô số:

  1. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.
  2. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.
  3. Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo