Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Khạc nhổ về phía người khác

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Vấn đề: Khạc nhổ về phía người khác.

Bối cảnh tổng quát: Bé trai 13 tuổi, tuổi trí tuệ khoảng 3 tuổi. Ít lâu nay trẻ khạc nhổ vào mặt em trai của trẻ, thỉnh thoảng vào các trẻ khác, đôi khi vào người lớn mà trẻ không biết nhưng không khạc nhổ vào cha mẹ trẻ. Những việc đã làm để chấm dứt hành vi này (nói “không”, đét đít trẻ, đuổi trẻ vào phòng hoặc cho phép anh trẻ đánh lại) không có kết quả. Trẻ không khả năng hiểu những lời giải thích miệng về giới hạn hoặc hậu quả. Việc khạc nhổ thường không được làm sau khi khiêu khích.

Phân tích: Chúng tôi không biết tại sao trẻ khạc nhổ trên em của trẻ hoặc trên người khác, nhưng việc trẻ không làm trên người lớn mà trẻ biết chứng tỏ trẻ có khả năng tự chủ hành vi này khi trẻ thấy cần thiết. Những hình phạt mà bạn đưa ra cho trẻ không quá nặng nề và không liên kết ngay với hành động khạc nhổ. Như vậy trẻ không thể thiết lập mối liên kết giữa việc khạc nhổ và phản ứng của bạn.

Mục tiêu: Chấm dứt việc khạc nhổ.

Can thiệp:

  • Yêu cầu em trẻ gặp trẻ với bạn để làm một bài tập mà trẻ thấy dễ: tô màu bên trong hình tròn hoặc để hình trên thẻ lô tô.
  • Bạn tổ chức bài tập này sao cho mỗi người lần lượt chơi.
  • Bạn đặt em trẻ ngồi gần trẻ để trẻ có dịp khạc nhổ.
  • Mỗi lần trẻ khạc nhổ, bạn để vào miệng trẻ một lúc đầu găng tắm được nhúng giấm, rồi trở lại trò chơi.
  • Bạn ghi trên bảng (xem hình 10.2) mỗi lần điều đó xảy ra và tiếp tục ghi ít nhất một tuần.
  • Khi hành vi này được tự chủ trong trò chơi của bạn, bạn làm theo tiến trình này vào những lúc khác trong ngày, mỗi khi trẻ khạc nhổ trên một người nào đó. (Chú ý đừng để giấm chạm vào những phần khác ngoài miệng)

K = khạc; Gi = giấm

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

K-Gi

 

 

 

 

 

 

Hình 10.2 - Bảng khạc nhổ