Trung tâm Gõ Là Mở luôn mở cửa chào đón Quý Phụ huynh đến trung tâm MỖI NGÀY để tham khảo hoạt động can thiệp sớm tại trung tâm dành cho trẻ mắc phải các rối loạn phổ tự kỷ, biểu hiện tăng động giảm chú ý, chậm nói, chậm nhận thức... và đăng ký lịch học cho con khi thấy chương trình tại trung tâm phù hợp với nhu cầu và mong đợi của Quý Phụ huynh.

Vẽ nguệch ngoạc bằng cách bắt chước

Nguồn: Sách và tài liệu tham khảo "Những hoạt động dạy trẻ tự kỷ"

Éric Schopler, Margaret Lansing, Leslie Waters

Dịch từ tiếng Pháp, được cô Trần Thị Khấn – Nguyễn Thị Khước chuyển thể và BS. Phạm Ngọc Khanh hiệu đính

Liên hệ
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG
ĐỂ GIÚP ĐỠ BẠN
Hỗ trợ trực tuyến
Để được hỗ trợ tốt nhất. Hãy gọi
Hoặc
Chat hỗ trợ trực tuyến
Chat với chúng tôi

Bắt chước, vận động, 1- 2 tuổi

PHỐI HỢP MẮT- BÀN TAY, HÌNH VẼ, 1 -2 TUỔI

VẬN ĐỘNG TINH, THAO TÁC, 1 - 2 TUỔI

Mục đích: Cải thiện việc bắt chước cách sử dụng những vật dụng và phát triển khả năng cơ bản hình vẽ bằng bút chì bột màu.

Mục tiêu: Vẽ nguệch ngoạc trong vòng 2-3 giây trên một tờ giấy lớn.

Dụng cụ: Viết chì bột màu lớn, giấy.

Tiến trình:

  • Bạn ngồi vào bàn đối diện với trẻ, đặt 1 cây viết chì bột màu trước mặt trẻ và bạn giữ lại cho bạn một cây.
  • Đặt một tờ giấy lên bàn, giữa bạn và trẻ, sao cho cả 2 cùng dễ với tới tờ giấy.
  • Bạn dùng viết chì của bạn, vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy 2-3 giây, sau đó đặt vào tay trẻ cây viết chì và giúp trẻ vẽ nguệch ngoạc vài giây.
  • Thưởng trẻ và đặt một tờ giấy mới lên bàn.
  • Lặp lại tiến trình bằng cách lần này thử bảo trẻ vẽ nguệch ngoạc không có sự trợ giúp của bạn.
  • Nếu trẻ không bắt đầu bắt chước, bạn lại cầm tay trẻ để trẻ bắt đầu.
  • Khi trẻ bắt đầu bắt chước, bạn đa dạng hóa nét vẽ của bạn: hình tròn, những chấm, đường ngang. Sau khi bạn vẽ, trẻ phải bắt chước những nét vẽ khác nhau của bạn.